Bảo Trì, Sửa chữa Hệ Thống Báo Cháy Tại Tỉnh Thái Bình, Nam Định

Quy trình Kiểm Tra Bảo dưỡng bảo trì hệ thống báo cháy tự động:

  1. Vệ sinh và kiểm tra Tủ báo cháy trung tâm, bình ắc quy cung cấp cho tủ điều khiển.
  2. Vệ sinh và kiểm tra Đầu báo nhiệt, đầu báo khói
  3. Vệ sinh kiểm tra đèn chớp của hệ thống báo cháy
  4. Vệ sinh và kiểm tra Nút nhấn khẩn, chuông báo cháy, còi báo động
  5. Kiểm tra và đấu nối lại đường dây tín hiệu nếu có dấu hiệu hư hỏng
  6. Kiểm tra thực nghiệm toàn bộ hệ thống.

Thời gian thực hiện bảo trì toàn bộ hệ thống nhà xưởng và văn phòng kế hoạch từ 1 tuần đến 2 tuần tùy theo diện tích công trình PCCC.

A. Quy trình thực hiện bảo trì hệ thống báo cháy tự động

- Yêu cầu cần phải có là đội ngũ nhân viên kỹ thuật giỏi, yêu nghề và siêng năng trong công việc luôn sẵn sảng phục vụ quý khách hàng đối tác mang lại sự an toàn nhất cho mọi đối tác đã lựa chọn chúng tôi.

+ Khi thực hiện việc bảo trì hệ thống báo cháy tự động, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn kiểm tra chéo chất lượng làm việc và hiệu quả công việc dựa trên sự đánh giá của khách hàng. Và thường xuyên thay đổi vị trí bảo trì giữa các nhân viên sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ nhằm tạo sự mới mẻ trong môi trường làm việc và tìm ra những phát sinh mới và sáng tạo mới cho quý khách hàng. Quy trình bảo trì chi tiết gồm:

1. Kiểm tra bảo trì bảo dưỡng Tủ trung tâm báo cháy bao gồm các giai đoạn:

- Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch của trung tâm báo cháy

- Kiếm tra bộ phận nguồn của hệ thống báo cháy

- Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím vv…

- Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi cho hệ thống báo cháy

- Test toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng.
 

2. Kiểm tra hệ thống cáp tín hiệu và các đầu nối của hệ thống báo cháy:

- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cáp tín hiệu.

- Xác định lại độ bền và các mối nối cáp.

- Bổ sung các mối nối vào bản vẽ sơ đồ thiết bị ( Do sự cố mất tín hiệu thường xảy ra tại các vị trí nối cáp tín hiệu)


3. Kiểm tra đầu dò khói, đầu báo nhiệt gồm:

- Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu 

- Lau chùi các tiếp điểm, lau chùi bụi vv…

- Đo các thông số kỹ thuật, test khói.

- Test lại khả năng hoạt động của hệ thống, đầu dò tín hiệu, đầu báo nhiệt, đầu dò khói


4. Kiểm tra lại đèn chớp của hệ thống báo cháy:

- Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu

- Kiểm tra bộ phận nguồn

- Lau chùi bụi và các tiếp điểm trên đèn chớp


5. Kiểm tra còi báo cháy bao gồm:

- Kiểm tra độ rung

- Kiểm tra bộ phận nguồn

- Kiểm tra dây tín hiệu

- Lau chùi các tiếp điểm và lau chùi bụi.


6. Kiểm tra nút nhấn khẩn ( Công tắc đập vỡ kính):

- Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.

- Kiểm tra bộ phận nguồn.

- Lau chùi bụi bẩn và các đầu nối tiếp xúc.

B. Nguyên tắc đảm bảo an toàn hệ thống báo cháy tự động:

- Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh sản xuất và phòng cháy chữa cháy các hệ thống báo cháy - Hệ thống chữa cháy phải được vệ sinh, kiểm tra bảo trì bảo dưỡng định kỳ nhằm kịp thời thay thế, bổ sung các thiết bị hư hỏng hoặc không đạt tiêu chuẩn PCCC.

- Đối với hệ thống báo và chữa cháy tự động nên kiểm tra và bảo trì toàn bộ ít nhất 3 tháng 1 lần theo quy định của cục cảnh sát PCCC.

- Việc thực hiện bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC - Hệ thống báo cháy tự động cần được thực hiện bởi các công ty uy tín, đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao - uy tín chất lượng mới đảm bảo hoạt động tốt cho hệ thống báo cháy xuyên suốt thời gian kinh doanh sản xuất.

CÔNG TY VTECH - THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY UY TÍN TẠI TỈNH THÁI BÌNH, NAM ĐỊNH - HOTLINE: 0966.028.114

NHÓM TIN CÙNG LOẠI